You are not connected. Please login or register

Chia sẻ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

admin

admin

Administrator

Bài gửiTiêu đề: [bản quyền] Một Thế kỉ một vần thơ (Phan Canh: Mộng Bình Sơn) [bản quyền] Một Thế kỉ một vần thơ (Phan Canh: Mộng Bình Sơn) Empty2/22/2012, 1:02 pm1



[bản quyền] Một Thế kỉ một vần thơ (Phan Canh: Mộng Bình Sơn) Ap_20120203094913372



Nhà văn Mộng Bình Sơn

Tình cờ, một lần dạo trên web, tôi đã gặp được những bài viết liên quan về tác phẩm “Một thế kỷ mấy vần thơ” với tên tác giả Truy Phong. Tôi rất bất ngờ và ngỡ ngàng; ngỡ ngàng trên hết chính là tác giả của bài thơ rất tiếng tăm này lại là một cái tên khác không phải Mộng Bình Sơn. Tôi có cơ duyên may mắn được đọc bài thơ này trong tập bản thảo của Mộng Bình Sơn (Phan Canh) với nhan đề “DẤU XƯA” được đánh (thuê) vi tính, ngoài bài thơ “Một thế kỷ mấy vần thơ” còn có một số bài thơ rãi rác trong các thời kỳ khác nhau của ông, và đây là lời tựa cho tập bản thảo vi tính đó:

Tự tình

Trên đường đời, mỗi người đi qua đều để lại ít nhiều dấu vết thời gian.
Dấu vết thời gian chính là sản phẩm của tâm tư di lưu trong cuộc sống.
Tập thơ DẤU XƯA góp nhặt những bài thơ từ năm 1945 đến năm 1970.
Thời gian đầy sóng gió ấy đã dội vào cuộc sống làm rung chuyển mọi chiều hướng tâm tư, tiếp nhận mọi trạng thái xã hội, ghi nhận những nét đặc thù của thế hệ.”
MỘNG BÌNH SƠN
Tôi cũng xin được nói rằng: Tôi được cái may mắn hơi biết nhiều về cuộc đời riêng tư của Mộng Bình Sơn thông qua một người bạn là con gái ruột duy nhất của ông. Vì vậy, tôi có ý định (hơi tham vọng) là viết tiểu sử (Tác giả-tác phẩm) về ông, nhưng không biết có thực hiện được không ?

Trở lại vấn đề “Tác giả của bài thơ”, thật tình tôi rất băn khoăn, vì sao trong bản thảo của Mộng Bình Sơn lại thể hiện bài thơ này là của ông, còn trên mạng và các thông tin lại cho là của Truy Phong. Vậy, trong hai người phải có một người là giả nhận, thế thì ai là thật? ai là giả ? Bây giờ cả hai người cũng đã về bên kia thế giới rồi. Tất cả mọi chuyện đối với cả hai người cũng đã qua và vĩnh viễn đã qua; nhưng không vì thế mà cuộc đời này lại bỏ qua một sự thật ! Ai là tác giả đích thực của bài thơ “Một thế kỷ mấy vần thơ”?. Cá nhân tôi đã cố rà soát hết những gì mình được nghe biết về Mộng Bình Sơn, kể cả suy diễn và phân tích các tác phẩm để đối chiếu tìm ra sự thật. Vì vậy, tôi viết bài này gửi đến mọi người để xác định một số thông tin, với hy vọng trả “Châu về Hợp Phố”.

- Mộng Bình Sơn là một chàng trai tài hoa, rất phong lưu và lãng mạn. Người ta biết nhiều về ông với vai trò là một dịch giả (Tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa- Tiểu thuyết phiêu lưu Pháp) nhưng ít ai biết, trước khi trở thành nhà văn, ông đã từng là nhà thơ (Không có tác phẩm thơ đăng). Trong sự nghiệp văn chương của mình, với nhiều bút danh: Mộng Bình Sơn, Phan Canh, Phan Cảnh Trung, Phan Hồng Trung, Hồng Trung, Nguyễn Quân, Phan Quân…Hầu như ông đã tham gia hầu hết các lĩnh vực sáng tác, văn học nghệ thuật, phê bình, khảo cứu, biên soạn, sưu tầm, dịch thuật…Đặc biệt, có thể nói ông là người tiên phong khai sinh ra tiểu thuyết kiếm hiệp Việt Nam. Thời trẻ, ông còn có tài sử dụng Violon, họa chân dung và…rất đào hoa với giới giai nhân; chính vì thế mà cuộc đời ông luôn lao đao và chôn chân vì những người phụ nữ. Có thể nói rằng: Từ khi vướng vào mối duyên với “Nhị Kiều” năm 1967, cuộc đời ông chỉ có quanh quẩn trong nhà, sáng tác và sáng tác, mọi mối quan hệ bên ngoài hầu như ngưng trệ. Nhất là thời điểm sau năm 1975, đến nổi nhiều tác phẩm của ông bị đổi tên, thay tác giả, xuất bản lậu; ông cũng không hề biết, thậm chí không cần biết.

- Mộng Bình Sơn là con thứ 13 của một gia đình chức sắc thời Bảo Đại, học đến trung học, nhưng thi tú tài Tây không đậu, ảnh hưởng nhiều nền Tây học, giao du và quan hệ với người Pháp nhiều nên ông rành tiếng Pháp hơn tiếng Hán. Năm 1946, ông được theo học lớp đào tạo Tư Pháp tại Bồng Sơn, rồi được bổ vào làm thẩm phán tại Tòa án tỉnh Phú Yên.
Một lần tham gia điều tra, xét xử một vụ án làm tiền giả. Bị án là một cô gái trẻ, đẹp; sau khi được tận mắt “Mục sở thị” cô gái diễn lại các công đoạn làm tiền giả rất tài tình và hấp dẫn. Chàng trai thẩm phán vô cùng thán phục. Sau đó, đã tìm mọi cách tháo gỡ, biện hộ cho cô gái được nhẹ tội và giảm án.
Nhưng không bao lâu sau đó (khoảng năm 1955), ông bị tố giác về tội đồng lõa và bao che; nghiêm trọng hơn, Bị án làm tiền giả lúc ấy có thể là một “Nữ Việt Minh” ?. Thế là ông bị tước bỏ chức vụ và bị bắt giam vào nhà lao Gia Định. Lao Gia Định lúc bấy giờ phần lớn là Tù Chính trị hoặc là nghi phạm chính trị, ngoài tổ chức Việt Minh, còn có Lực lượng Bình Xuyên, các tổ chức giáo phái phản Diệm khác như: Cao đài, Hòa Hảo, Phật Giáo…)
Trong thời gian nầy, Mộng Bình Sơn viết rất nhiều thơ về thế cuộc. Đả phá chế độ độc tài của anh em nhà Ngô Đình Diệm, cám cảnh xương rơi, thịt nát của đồng bào cả nước; chia sẻ tình cảm và tinh thần bất khuất của những bạn tù… Sau khi được trả tự do (Khoảng 1956), ông về lại Quy Nhơn với những hy vọng sẽ tìm một công việc nào đó để gởi gắm cuộc đời; nhưng thời thế binh biến, loạn lạc. Những người phản kháng, chống đối thời cuộc thì bị tù đày, chết chóc. những người a dua với chế độ thì quay lưng giết hại đồng bào, Một phần lớn thanh niên, học sinh hoang mang, hụt hẩng không sự nghiệp, không lý tưởng… đẩy cuộc đời vào ăn chơi, đua đòi trác táng.
Trước một xã hội tối đen, mờ mịt với bao tâm trạng dày vò, bất ổn. Không thể gì khác hơn, Mộng Bình Sơn lại tiếp tục vùi đầu vào ngọn bútvà biên soạn Tiểu thuyết xã hội THÁC LOẠN diễn tả tâm tình của tuổi học sinh ở Qui Nhơn vào thời 1939-1945.
Cái nghề thẩm phán coi như đã xa vời và không còn đất cho ông diễn nữa, ông bắt đầu chú tâm và chuyển dịch hẵn sang nghề viết văn vốn là năng khiếu thiên phú của ông. Sau “Thác Loạn” là bộ tiểu thuyết dã sử “”Bóng hoa rừng” viết về cuộc đời và sự nghiệp kháng Pháp của Mai Xuân Thưởng trong phong trào Cần Vương của Duy Tân. Nhưng hầu hết các tác phẩm Thơ cũng như văn của ông không thể hiện tính sắc bén, quyết liệt, “một mất một còn”…như những tác phẩm của các tác giả đứng trong hàng ngũ Cách mạng. Cái nhìn của ông đối với giặc Pháp là khẳng định ý chí quật cường của con người Việt Nam, sự tươi đẹp, bình yên của đất nước Việt Nam đang bị Giặc Pháp chà đạp, nhưng với những người Lính Pháp đối với ông là một sự cảm thông, chia sẻ như những người bạn “Cùng khổ” cần phải bao dung độ lượng. (Tinh thần này thể hiện trong bài thơ hợp với tình cảm và bản chất của Mộng Bình Sơn hơn).
Nên biết rằng tác giả Truy Phong (Dương Tấn Huấn) đã tham gia Đoàn văn hóa kháng chiến tỉnh Vĩnh Long năm 1947, vào bộ đội năm 1949. Trong bài “Truy Phong- Nhà thơ kháng chiến”http://hotinhtam.vnweblogs.com/print/1022/177419 có đoạn viết “Đây là thời kỳ bút lực của ông (Truy Phong) được phát huy tốt nhất để phục vụ cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc”
Chắc chắn rằng Truy Phong cũng như các nhà thơ chiến sĩ khác không có cách nhìn thân thiện, thông cảm như trong bài “Một thế kỷ mấy vần thơ” vốn có. (Thời gian này Nguyễn Bính có bài thơ “Tiểu đoàn 307” được phổ nhạc).Rất dễ dàng để phân biệt và nhận dạng được phong cách sáng tác, và bút pháp thể hiện của cả 2 tác giả Truy Phong và Mộng Bình Sơn qua những tác phẩm trước và sau thời kỳ bài thơ “Một thế kỷ mấy vần thơ” được đăng tải lần đầu vào năm 1956.
Cũng trong bài “Truy Phong- Nhà thơ kháng chiến”http://hotinhtam.vnweblogs.com/print/1022/177419 có viết: “Năm 1950 đi chiến dịch trà Vinh, Truy Phong đã, cùng bộ đội tiểu đoàn 308 tham gia trận công đồn diệt viện tại ấp Nô Men(PhNomen), xã Long Hiệp, huyện Trà Cú. Sau trận thắng giòn giã này, ông đã viết bài thơ “Nô Men”. Bài thơ có đoạn như sau:

Với ý chí, với hận thù bốc lửa
Phá tan đồn, bắt sống trọn đồn Tây
Đánh tiếp viện, đánh máy bay, thiết giáp
Ngã trăm thằng, khi mới lọt vòng vây!
San bằng cứ điểm
Giữa đêm trăng ngời
Chặn đứng thiết giáp
Dưới nắng thiêu người
Đuổi giặc chạy chết
Trong bom đạn rơi…
Cây cỏ tả tơi bầm máu giặc
Lộ đồng nghiêng giữa xác thù phơi.
…..
Bài thơ này, tính ra Truy Phong viết trước 6 năm so với bài “Một thế kỷ một vần thơ”. Nhưng giọng văn đã bộc lộ rõ rệt ranh giới giữa kẻ thù và người chiến sĩ trên một trận tuyến không đội trời chung, cách xưng hô cũng hằn sâu sự căm tức giữa: Thằng, giặc, thù và tác giả; làm sao có chuyện sau 6 năm trời gian khổ, chiến đấu, hy sinh để rồi chiến thắng, tác giả có thể thay đổi cách xưng hộ ngọt ngào, thân thiện như thế trước kẻ thù bằng: anh anh và tôi tôi; còn:
“Siết tay anh nhé, anh về nước”
Anh về mạnh giỏi.
Và… AUREVOIR”…!
Thiết nghĩ, với Truy Phong là một nhà thơ chiến sĩ cũng như bao nhiêu nhà thơ kháng chiến khác trong thời điểm này, khó có ai, thậm chí không có ai có được một bài thơ thể hiện sự bình thường trên phương diện giao tiếp, cảm thông với nổi niềm của người bị đày đi viễn chinh và tỏ ra thân thiện, chia sẽ sự thất bại của kẻ thù như bài thơ “Một thế kỷ một vần thơ”.
Nhưng với Mộng Bình Sơn tôi có thể trích dẫn ra đây một số bài thơ (Trong tập bản thảo) viết trong giai đoạn này, để mọi người có thể suy luận, tìm thấy mối tương quan, đồng nhất (ADN) giữa bài thơ “Một thế kỷ một vần thơ” với những bài khác về bút pháp và phong thái của tác giả:

TIỄN BẠN TÙ
(Lao Gia định)
Ngày nay anh lãnh thẻ vàng,
Ngày mai anh bước lên đàng xa nhau.
Tâm tình thôi hẹn về sau,
Thanh bình nối lại nhịp cầu bắc nam.

Anh đi đừng quên nhé !
Lao Gia Định canh bầu.
Lềnh bềnh cải úa lộn sâu,
Nước trong chìm nổi mấy đầu tôm ươn.
Ngày ngày cơm gạo lức,
Lặng lẽ tôi nhìn anh.
Răng nhai như nghiến bầu căm tức,
Cổ nuốt cơm như nghẹn tủi hờn.
Mắt thẳm long lanh trào uất ức,
Nhìn muôn người sống cảnh lầm than.
Chắc chắn anh không quên,
Trong cửa sắt đen ngòm.
Đầu người như sóng nhìn ra cửa,
Mắt uất long lanh hận nước non !

Bác già…
Tôi trẻ…
Em bé…
Chú sồn sồn…
Đêm đêm tâm sự nỉ non,
Đêm đêm những mắt xoe tròn nhìn nhau.
Ngày mai đày về đâu ?
Ai Biên Hòa…Ai Thủ Đúc…
Ai Phú Quốc…Ai Côn Lôn…
Ai còn nằm Gia Định…
Ai được thả về mau…
Cắn răng mà bắt tay nhau,
Bắt tay hẹn một nhịp cầu tương lai.

Ở đây anh nhớ, đừng quên nhé ?
Đủ mặt trẻ già lẫn gái trai.
Những đứa trẻ thơ chưa biết bú,
Đã vào trong khám khóc lai rai.

Anh nầy Bình Xuyên…
Anh kia Hòa Hảo…
Chúng tôi Việt Cộng…
Các anh Cao Đài…
Nuốt hờn chờ một ngày mai,
Ngày mai biển rộng sông dài núi xanh.
Ngày mai nối vạn mối tình,
Nước non thống nhất hòa bình …vui ghê !
Anh ơi ! Hẹn một ngày về…
Ai về Bà Rịa, ai xuống Cần Thơ,
Ai đi Lục tỉnh, ai đến Biên Hòa…
Người về Nam bộ, kẻ ra Trung phần.
Gặp nhau nhắc lại niềm gian khổ,
Siết chặt tay nhau thỏa ước mong.
Bến Hải liền đôi bờ bến cũ,
Đất lành trời rộng ấm lòng dân.

Ngày mai, trên xe bịt bùng,
Anh đi, anh có nhớ nhung những ngày,
Những ngày chung sống ở đây,
Nếm mùi cay đắng, nhắp say rượu đời…
1956

TRUY ĐIỆU TRONG TÙ

Vợ anh Bab,
Anh Sergent.
Vợ chồng đang vui vẻ,
Lương chính phủ lĩnh ăn.
Bỗng đâu sấm dậy đất bằng,
Cho chim lìa tổ, cho tằm xa tơ.

Anh ở ngoài đời,
Anh hống, anh hách,
Cũng nghinh, cũng ngang.
Rượu chè năm bảy chén,
Gái điếm một đôi nàng.
Say sưa xã hội điêu tàn,
Cho lăn lóc đá, cho sang sướng đời.
Nhưng…anh ơi !
Trong lòng xã hội điêu tàn ấy,
Ống ló dao găm chực sẵn rồi.
Đại úy đâu thương tình đội ngũ,
Nhẹ lòng chi Bab, thế là thôi.
Gia đình tan vỡ,
Uất hận thấu trời.
Nợ tình chưa trả anh ơi,
Giờ đây anh lại vào ngồi nhà giam.
Nó buộc anh Việt Cộng,
Việc ấy anh không làm.
Nhưng thôi ! Chống cãi làm chi nữa,
Kềm búa điện dây đã sẵn sàng
Xác thịt con người đâu có nghĩa,
Khi trong xã hội quá hung tàn.
Nó đánh xuôi, đánh ngược,
Nó chửi dọc, chửi ngang.
Ngậm ngùi anh thở, anh than,
Đau lòng có biết lòng nàng thấu cho.

Và hôm nay.
Anh ngồi đây.
Giữa lớp người đang sống,
Trong áp bức đọa đày,
Mắt sâu, da mét, thân gầy,
Chia cơm xẻ áo ngày ngày sống chung.
Bắt tay anh không lạ lùng bỡ ngỡ,
Họ là người nặng nợ núi sông.
Vì cơm, vì áo, vì dân,
Cắn răng họ chịu cùm gông, xích còng.
Ngày anh vào khám…
Anh còn nhớ không ?
Chân anh sưng húp,
Mắt anh tím bầm.
Thuốc men đâu có trong tàn nhẫn,
Đắp vội cho anh chút muối đâm,
An ủi những lời tha thiết quá,
Mắt anh rướm lệ đọng lưng tròng.
Thế rồi…chiều bên song…
Anh mang một mối hận lòng.
Lòng đời lẫn với lòng anh bẽ bàng.
Mắt anh sâu thẳm, da anh xanh vàng.
Nghiến răng nhai gạo lức,
Trợn mắt nuốt cơm chang.
Một chiều, anh nóng mê mang,
Anh đau không thuốc không thang mấy ngày.
Thể chất khô gầy,
Ngừời anh kiệt quệ.
Anh em bồng bế,
Săn sóc loanh quanh…
Anh ơi ! Cố gắng lên anh,
Trong tù chỉ có chúng mình thương nhau.
Đau uống thuốc,
Đói ăn rau…
Nhưng đây làm gì có.
Góp nhau mua được lọ
Dầu bá chứng Cù là
Bệnh gì cũng bóp, cũng thoa,
Cũng đem bắt gió gọi là thuốc men.
Làm sao chia sớt cùng nhau nhỉ,
Đứt ruột nhìn anh mỗi tiếng rên.
Thông cảm lòng anh đau đớn lắm,
Dù xa nhau đã dễ gì quên.
Thế rồi…Một chiều…
Trong đám người đau khổ,
Anh là người xấu số đầu tiên.
Anh ngất đi trong đôi mắt ướt mèm,
Nhìn chúng bạn đôi bàn tay run rẩy.
Anh tha thiết trên làn môi mấp máy:
- Các anh ơi ! Tôi có chết không anh ?
Tôi chết ư ? Ừ, chết thế cũng đành,
Nhưng tôi muốn hãy khoan đừng chết đã.
Để tôi được cùng anh, cùng tất cả,
Góp công vào xã hội một ngày mai.
Ngày mai…Tất cả của tương lai,
Của tất cả các anh trong áp bức.

A ha ha…Mi phải chết !
Và để ta được chết sau mi.
Nhưng… các anh ơi ! Tôi chết mất đi.
Mắt anh vùng nhắm lại,
Môi anh lạnh tím dần…
Than ôi ! anh đã từ trần hôm nay.
Và chiều nay…
Ngậm hờn trong bữa cơm chiều,
Hai hàng tù đứng buồn thiu cuối đầu.
Lao Gia Định 1956

Chỉ cần hai bài này thôi, chắc hẵn ai cũng tìm thấy có sợi dây khắn khít rất máu thịt với bài thơ “Một thế kỷ một vần thơ” của Mộng Bình Sơn. Không biết tác giả Truy Phong có những bài thơ nào thể hiện sự tương đồng như thế không?. Mặc dù Mộng Bình Sơn căm thù giặc Pháp, căm thù chế độ…Nhưng trong thơ ông chỉ kêu gọi lòng yêu nước, vùng dậy, đấu tranh của nhân dân với ý thức: Không thể chịu áp bức, không thể làm nô lệ, không thể để mất nước…mà không hề đứng trên một quan điểm, lập trường chính trị nào để kêu gọi đấu tranh vì lợi ích cho một đảng phái. Vì vậy, phảng phất trong toàn bộ bài thơ “Một thế kỷ một vần thơ” tác giả thể hiện tính nhân văn nhiều hơn, không có khổ thơ nào thể hiện tính chiến đấu quyết liệt và trực diện với kẻ thù hay sự hồ hỡi, hãnh diện của người chiến thắng mà chúng ta thường thấy trong thơ của các nhà thơ chiến sĩ.
Một điều cần lưu ý thêm rằng: Sau Hiệp định Genève, thời hạn cuối cùng triệt thoái quân Pháp và quân Quốc gia ra khỏi Bắc Việt được ấn định là ngày 19-5-1955. Đến ngày 28-4-1956, Bộ Tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương giải tán hoàn toàn. Và bối cảnh của bài thơ là “Cửa Đà Nẵng- Bến Hàm Tử”. Như vậy, Giữa Truy Phong và Mộng Bình Sơn, ai là người có cơ hội được tận mắt chứng kiến cảnh Quân đội viễn chinh Pháp xuống tàu về nước; trong khi đó Truy Phong đang là bộ đội thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng ở Miền Nam, không phải dễ dàng công khai lộ diện; còn Mộng Bình Sơn đang là một công chức Tư pháp? trong chế độ Diệm, nhưng cũng là một trí thức yêu nước.
- Tại sao Bài thơ “Một thế kỷ mấy vần thơ” lại có thể có trong tay của cả hai người ở hai khoảng cách rất xa nhau?. Như trên, tôi đã trình bày. Mộng Bình Sơn không thuộc Đảng phái nào, nhưng lại bị kết vào loại tù chính trị, có một số bài thơ ông viết trong thời gian này như: TRUY ĐIỆU TRONG TÙ (Lao Gia Định 1956), TIỄN BẠN TÙ (Lao Gia định), TÔI CẢM LẮM (Lao Gia Định 1956). Riêng bài thơ “Một thế kỷ một vần thơ” có đề tặng kèm theo: “Tặng Quân đội viễn chinh Pháp về nước”, trong tập bản thảo của Mộng Bình Sơn, tựa bài thơ là “Một thế kỷ Một vần thơ”, không ph ải “Một thế kỷ mấy vần thơ”.
Vì vậy, (Tôi xin được giả định) có thể bài thơ này đã được “lưu hành nội bộ” trong Lao Gia Định và được thoát ra ngoài trước khi Mộng Bình Sơn được trả tự do. Sau khi ra tù, chỉ một thời gian ngắn lưu lại trên đất Sài Gòn, Mộng Bình Sơn đã về Quy Nhơn và vùi đầu vào sáng tác tiểu thuyết. Có thể thời điểm bài thơ được đăng trên báo Tiến Thủ,Mộng Bình Sơn đang còn ở trong Nhà Lao Gia Định hoặc đã trở về Quy Nhơn. Tất nhiên, về Bút tích, bút hiệu sẽ có sự thay đổi cũng như bản gốc của bài thơ sẽ có thêm bớt chút ít về câu chữ hoặc có sự nhầm lẫn các từ ngữ khi sao chép. (xem phần phân tích, so sánh sau).Điều này đã trả lời cho tôi câu hỏi vì sao: Có bài thơ “Một thế kỷ mấy vần thơ” đã được đăng và suốt một thời gian dài cho đến khi mất Mộng Bình Sơn không có ý kiến phản hồi nào ?

Phần tiếp theo:
https://a1-annhon3.forumvi.com/t934-topic#2397

admin

admin

Administrator

Bài gửiTiêu đề: Re: [bản quyền] Một Thế kỉ một vần thơ (Phan Canh: Mộng Bình Sơn) [bản quyền] Một Thế kỉ một vần thơ (Phan Canh: Mộng Bình Sơn) Empty2/22/2012, 1:15 pm2


Nguồn gốc: http://vn.360plus.yahoo.com/thubas/article?mid=5
và: http://vn.360plus.yahoo.com/thubas/article?mid=1&prev=5&next=-1

Blog của cô Thu Ba, con gái duy nhất của ông Giáo (Mộng Bình Sơn)

ʎɐoxɔɐq

ʎɐoxɔɐq

Administrator

https://a1-annhon3.forumvi.com

Bài gửiTiêu đề: Re: [bản quyền] Một Thế kỉ một vần thơ (Phan Canh: Mộng Bình Sơn) [bản quyền] Một Thế kỉ một vần thơ (Phan Canh: Mộng Bình Sơn) Empty2/22/2012, 1:31 pm3


Với tư cách là cháu 2 đời của Phan Canh (Mộng Bình Sơn).

(Mộng Bình sơn thứ 13, ông nội t thứ 14)

-Tôi Phan Nhật Trình, có vài ý kiến cho người đọc hiểu:

Lúc này bản thảo, Một Thế kỉ mấy vần thơ vẫn con ở nhà t, Mặc dù Ông Giáo đã qua đời, nhưng lại không thể để sự vụ mất bản quyền như thế này

Xin người đọc cho ý kiến của mình

Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: [bản quyền] Một Thế kỉ một vần thơ (Phan Canh: Mộng Bình Sơn) [bản quyền] Một Thế kỉ một vần thơ (Phan Canh: Mộng Bình Sơn) Empty4


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất