You are not connected. Please login or register

Chia sẻ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

admin

admin

Administrator

Bài gửiTiêu đề: [An Nhơn] Bình minh thị xã [An Nhơn] Bình minh thị xã Empty12/31/2011, 6:35 pm1


BÚT KÝ - PHÓNG SỰ - NHÂN VẬT
Bình minh thị xã
0:48', 31/12/ 2011 (GMT 7)
Vậy là chuyện phải đến đã đến. Sau bao nỗ lực, đất Thành An Nhơn đã chính thức lên thị xã. 50 năm, sinh ra, lớn lên rồi đi về, giờ đây là lúc tôi nhìn rõ hơn bao giờ hết sự lớn lên, sự khác biệt từ quê hương An Nhơn của mình.

Ngày
1 tháng 1 năm 2012, tôi nhận cùng lúc hai lời mời từ An Nhơn. Lời mời
của quê hương trở về chung vui cùng bà con mình ngày An Nhơn lên thị xã
và lời mời từ mái trường Trung học phổ thông An Nhơn 1, trở về sum họp
cùng bạn bè mừng ngày nhà trường tròn 50 tuổi! Với An Nhơn quê hương,
xúc cảm trong tôi đã dậy lên từ những năm tháng học phổ thông: “Đây
một phần khúc ruột miền Trung/ Thân ái lắm tháp cũng xòe cánh vẫy/
Những dòng sông ngọt ngào êm ái chảy/ Êm ái trao cho đất những phù sa…”
(Khúc hát An Nhơn).



[An Nhơn] Bình minh thị xã Images149486_11-1

- Trong ảnh: Cửa Đông thành Bình Định.



Giờ cảm xúc quê hương lại bừng thức trong tôi khi An Nhơn thành thị xã. Cái làng Nhơn Hòa cõi cằn, sỏi đá của tôi ngày nào thành phường Nhơn Hòa sáng bừng ánh điện trên từng góc phố.

Đồng đất lên phường

Người
ở tuổi U50 thường lấy câu “50 năm trước anh không có trên cõi đời này
và 50 năm sau trên cõi đời này cũng không có anh” để ví về cuộc đời ngắn
ngủi. Tôi có mặt trên cõi đời tròn 50 năm trước, khi đó cái làng Nhơn Hòa của tôi còn lạc hậu đến mức bà mụ đỡ đẻ ra tôi phải cắt rốn bằng lưỡi câu liêm. Tôi lên 7 tuổi, dịch hạch lan rộng đã cướp đi của làng hàng chục sinh mạng, trong đó có cha tôi. Làng
tôi có cả sự nghèo nàn bởi địa hình dốc và nước từ dãy Sơn Triều vẫn
xiết chảy mỗi mùa lũ lụt. Đồng đất bạc màu “gieo sét gặt vun” không nuôi
nổi người, nên hàng chục năm đầu sau giải phóng, dân quê tôi cứ “bấu”
vào dãy Sơn Triều. Gà gáy sang canh là nhà nhà đã bật thức rủ nhau lũ lượt đổ về núi chặt cây, chặt củi, đốt than…









[An Nhơn] Bình minh thị xã Images149482_11-3


Và rồi như một sự ngẫu nhiên, phía mé Sơn Triều dọc theo Quốc lộ 19 trước ngày giải phóng vốn là căn
cứ, đồn bót của Mỹ; sau giải phóng, đất bỏ hoang bởi trong lòng đất còn
đầy kẽm gai và bom mìn, lại được một số công ty, doanh nghiệp chọn mở
xưởng. Ban đầu, chỉ là một số xưởng xẻ gỗ, sau dần là các
xưởng sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, sản xuất đá… Một vùng đất dưới chân dãy
Sơn Triều ven Quốc lộ 19 sầm uất dần lên! Và rồi tháng 3.2009, Khu Công nghiệp Nhơn Hòa được khởi công xây dựng với quy hoạch gần 300 ha. Làng
tôi bắt đầu thay đổi, bắt đầu được sánh với các vùng đô thị: Đập Đá,
Bình Định, Nhơn Hưng, Nhơn Thành - những nơi mà trước đây chỉ coi Nhơn
Hòa như một “xó núi đồng gieo”! Và rồi khi An Nhơn trở thành thị xã,
Nhơn Hòa lại cùng vai phải lứa bên 4 vùng đô thị chuyển xã, thị trấn thành phường.

Những ngày cuối tháng 12 này, tôi trở về quê và được dịp chứng kiến làng tôi đang dậy lên khí thế bước sang đô thị. Ai còn gọi là “xã
Nhơn Hòa” lập tức sẽ bị đính chính: “Xã ư, xưa rồi diễm!”. Tôi nhờ
phường ký xác nhận giùm “mẹ tôi chưa nhận chế độ người già” nhưng không
ký ngay bởi con dấu xã đã nộp
đi mà con dấu phường thì chưa kịp đưa về. Anh Nguyễn Quốc Định, Bí thư
Đảng ủy xã kéo tôi ra ngồi bên quán nhậu có tên Ven Sông, ngay cái đầu
cầu ngày xưa có cây vông đồng tôi vẫn hay tát nước cùng mẹ. Dĩa cá rô
chiên xù, cái lẩu cá thác lác đưa ra… tất cả vừa được mang từ mẻ lưới
dưới sõng ở bờ sông đưa lên vẫn đậm chất quê. Anh Định tâm sự: “Phấn
khởi lắm. Trước mắt sẽ có điện đường chạy dọc Quốc lộ 19 từ ngã ba cầu
Bà Di lên đến Khu
Công nghiệp Nhơn Hòa. Rồi con đường rộng 40 m từ đầu cầu Trường Thi
chạy thẳng vào Quốc lộ 19 giáp với hướng chợ Nhơn Hòa. Chiếc cầu vượt từ
phía cổng chào ở cầu Bà Di bắc qua mõm núi trên không gian đường sắt
rồi đổ về hướng nhà thờ Huỳnh Kim… Cả cánh đồng Mua cũng sẽ được nâng
mặt bằng để những trường học, trạm y tế, sân vận động, nhà văn hóa, thư
viện… sẽ lại mọc lên cùng với khu dân cư mật độ cao, khu nhà vườn...”.
Tôi ngồi nghe những phác thảo quy hoạch của phường Nhơn Hòa lòng dâng
trào bao cảm xúc. Vậy là ruộng
cạn nơi chúng tôi đá bóng thuở nào giờ thành đường 40m; cánh đồng Mua
nơi từng cho tôi con cua con cáy sẽ thành khu trung tâm của phường. Con
đường ngang băng qua đường sắt từ phường Bình Định qua sông Trường Thi
sẽ được mở rộng có gác chắn…








[An Nhơn] Bình minh thị xã Images149484_11-2


[/font][/color][/b]Phác thảo thị xã

Những
ngày cuối tháng 12 này, trở về thăm quê, tôi bắt gặp một không khí rộn
ràng của sự chuẩn bị cho Lễ Công bố Nghị quyết thành lập thị xã. Tiếp
chúng tôi giữa những bộn bề công việc chuẩn bị cho buổi lễ, Chủ tịch
UBND thị xã Lê Trọng Tùng phác thảo bức tranh thị xã với những nét chấm
phá đặc sắc. Trong đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp
và dịch vụ đang là mối
quan tâm hàng đầu của thị xã. Ngoài Khu công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã
quan tâm phát triển các cụm công nghiệp ở các phường, xã và đặc biệt chú
trọng phát triển các làng
nghề truyền thống. Những dự án trung tâm thương mại cũng đang được hình
thành và cho nhiều triển vọng, góp phần tạo nên một đô thị mới văn minh
và hiện đại. Các dự án đường cảnh quan, nhà hàng, khách sạn dọc theo
sông Trường Thi; rồi dự án cáp treo Hồ Núi Một; dự án quy hoạch xây
dựng, khai thác và quản lý di tích Thành Hoàng Đế phục vụ du lịch… nghe
thật hấp dẫn!


Tuy nhiên, dường như không khí thị xã chỉ mới đang chuyển động mạnh mẽ ở các phường, ở các xã có vẻ vẫn còn khá lặng lẽ, nhất là ở
các xã vùng sâu. Tôi bày tỏ băn khoăn và được vị Chủ tịch thị xã giải
tỏa: “Tất cả rồi cũng sẽ chuyển động. Nhơn Lộc với vị trí địa lý và nội
lực khá mạnh mẽ nhiều khả năng sẽ chuyển động nhanh lên phường. Nhơn
Phúc cũng sẽ phát triển từ sự kết nối với con đường phía Tây. Sự phát
triển của Nhơn Phong sẽ bắt đầu từ nền tảng của sự sầm uất trong phát
triển thương mại, dịch vụ quanh chợ Kén Hàng. Nhơn Hậu được hưởng lợi từ
dự án quy hoạch Thành Hoàng Đế vòng 2 với 7 hạng mục, công trình, trong
đó có những hạng mục chính như: Đàn Nam giao, Tháp Cánh Tiên, Bãi tập
Tây Sơn… sẽ phát triển nhanh…”.






Thị
xã An Nhơn được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân
khẩu của huyện An Nhơn, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5
phường: Bình Định, Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Đập Đá, Nhơn Thành và 10 xã:
Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Khánh, Nhơn
Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Tân và Nhơn Thọ.



Rời
trung tâm thị xã, chúng tôi phóng xe dọc theo Quốc lộ 1 và cảm nhận
không khí xây dựng các công trình công cộng đang rất khẩn trương vào
những ngày cuối năm. Việc chỉnh trang đô thị vẫn được thị xã tập trung
ưu tiên hàng đầu. Công viên Tân An, điểm nhấn đầu tiên của thị xã đang
được khẩn trương thi công để gửi vào lòng viễn khách đi qua Quốc lộ 1
lời chào thân thiết của thị xã An Nhơn. Vườn hoa xinh tươi, bảng ghép
chữ hoa và 5 trụ cờ sừng sững cùng với hai cụm panô đặt ở ranh giới giữa
thị xã và các huyện Tây Sơn, Tuy Phước chắc chắn sẽ thu hút người qua
đường bằng một thông điệp mới: thị xã An Nhơn đã xuất hiện trên bản đồ hành chính quốc gia!


Trên các tuyến đường Quang Trung và Ngô Gia Tự của phường Bình Định, công nhân xây dựng đang khẩn trương làm
bó vỉa. Hệ thống điện chiếu sáng dọc theo trục đường Quốc lộ 1 cũng
đang được bổ sung. Các phường Bình Định, Đập Đá tập trung hoàn thiện hệ
thống đèn chiếu sáng ở khu vực; đặt bảng tên đường... Riêng phường Nhơn
Thành hệ thống đèn chiếu sáng cũng đang được xúc tiến.


Những công nhân làm
các công trình đô thị ở thị xã này chắc chắn rồi đây sẽ có chung màu áo
từ một đơn vị nhà nước mới ra đời theo sự ra đời của thị xã, tôi bất
chợt nghĩ và lòng rộn vui nhìn ngắm những bảng tên đường mới choang đặt
khắp các nẻo đường ở phường Đập Đá.



  • QUANG KHANH
[/font][/color][/font][/color]

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất